Danh mục dịch vụ

Hỗ trợ trực tuyến

Doanh nghiệp 0978161988
Sở hữu trí tuệ 0978161988
Sổ đỏ - nhà đất 02466806166
Tư vấn đầu tư 0978161988
Kế toán doanh nghiệp 0978161988
Giấy phép 0978161988
Thành lập hộ kinh doanh 0978161988

Thông tin liên hệ

BACHVIET CONSULTANTS,
Address:11 - Lo 11B - Trung Hoa - Cau Giay - HN
Tel: (024)6.680.61.66 - (024)3.556.04.47 - Fax: (024)3.556.04.47
Hotline: 0904198293 - 0913826915
E-mail : luatsu@luatbachviet.vn

Dịch vụ

Trang chủ » Đăng ký sáng chế »Quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích

Quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích

 

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới,có trình độ sáng tạo,có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội .

Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới,có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội.

Để giúp khách hàng nắm được trình tự đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích, Tư Vấn Việt đưa ra quy trình đăng ký bảo hộ như sau:

1. Bằng độc quyền sáng chế (patent)
 
Văn bằng bảo hộ đối với sáng chế được gọi là “Bằng độc quyền sáng chế”. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.
Văn bằng bảo hộ đối với giải pháp hữu ích được gọi là “Bằng độc quyền giải pháp hữu ích”. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.
 
 
 2. Quyền nộp đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích
 
Quyền nộp đơn sáng chế,giải pháp hữu ích trước hết thuộc về tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả;
Nếu sáng chế,giải pháp hữu ích được tạo ra khi tác giả thực hiện nhiệm vụ do Tổ chức mà tác giả là thành viên giao cho hoặc được tác giả tạo ra chủ yếu do sử dụng kinh phí,phương tiện vật chất của Tổ chức,thì quyền nộp đơn sáng chế,giải pháp hữu ích đó thuộc về Tổ chức giao việc hoặc Tổ chức cung cấp kinh phí,phương tiện vật chất cho tác giả;
Nếu sáng chế,giải pháp hữu ích được tạo ra do tác giả thực hiện Hợp đồng thuê việc với Tổ chức hoặc cá nhân khác,và trong Hợp đồng không có thoả thuận nào khác,thì quyền nộp đơn sáng chế,giải pháp hữu ích hoặc kiểu dáng công nghiệp thuộc về Tổ chức hoặc cá nhân đã ký Hợp đồng đó với tác giả.
Người nộp đơn sáng chế,giải pháp hữu ích có thể chuyển giao quyền nộp đơn,kể cả đơn đã nộp,cho cá nhân,pháp nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.
 
 
3. Cần phải làm gì trước khi nộp đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích?
 
 
- Để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc đầu tư cho việc nộp đơn,cần phải cân nhắc khả năng được cấp Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích:
  • Liệu đối tượng dự định đăng ký có phải là giải pháp kỹ thuật hay không,tức là có thể xếp nó vào một trong số các dạng của sáng chế/giải pháp hữu ích nêu tại điểm 1 trên đây hay không?
  • Liệu đối tượng dự định đăng ký có thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ hay không?
  • Liệu đối tượng dự định đăng ký có khả năng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích hay không?
- Để đánh giá tính mới và trình độ sáng tạo của sáng chế/giải pháp hữu ích,bạn cần tra cứu mọi nguồn thông tin có thể có - đặc biệt là thông tin sáng chế để tìm ra sáng chế/giải pháp hữu ích có bản chất kỹ thuật gần nhất với đối tượng dự định đăng ký và so sánh với giải pháp kỹ thuật của bạn.
- Bạn có thể tự mình hoặc sử dụng dịch vụ của Cục Sở hữu trí tuệ để tra cứu thông tin về sáng chế/giải pháp hữu ích từ các nguồn sau đây:
  • Công báo sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng;
  • Đăng bạ quốc gia về sáng chế/giải pháp hữu ích được lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Bản mô tả sáng chế của các quốc gia thu thập được và lưu giữ tại Trung tâm Thông tin và Tư liệu sở hữu công nghiệp thuộc Cục Sở hữu trí tuệ;
- Để khẳng định có nên đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích,bạn cần cân nhắc khả năng đem lại lợi ích thực sự của Bằng độc quyền:
  • Liệu đối tượng dự định đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích có tiềm năng thương mại hay không ?
  • Bản thân bạn có khả năng hoặc có ai sẵn sàng áp dụng đối tượng dự định đăng ký hay không?
  • Việc áp dụng đó có mang lại lợi ích,đặc biệt là lợi ích kinh tế hay không?
  • Liệu có đáng phải đánh đổi bí mật về đối tượng dự định đăng ký để lấy khả năng được cấp Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích hay không?
- Để có thể giành được độc quyền khai thác đối tượng đăng ký bạn phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của đối tượng đó. Trong khi đó,nếu bạn có thể giữ được đối tượng trong vòng bí mật ngay cả khi sản phẩm chứa đối tượng đó được lưu hành công khai thì bạn vẫn chiếm được ưu thế cạnh tranh so với những ai không có bí mật đó.
 
 
 4. Hồ sơ đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích
 
 
Bao gồm các tài liệu sau :
  • Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHTT ban hành;
  • Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích ;
  • Yêu cầu bảo hộ;
  • Bản vẽ,sơ đồ,bản tính toán,... (nếu cần) để làm rõ thêm bản chất của giải pháp kỹ thuật nêu trong bản mô tả SC/GPHI;
  • Bản tóm tắt SC/GPHI;
  • Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác,gồm một (1) bản;
  • Giấy uỷ quyền (nếu cần),gồm một (1) bản;
  • Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm,nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế,gồm một (1) bản;
  • Chứng từ nộp phí nộp đơn và phí công bố,gồm một (1) bản.
  • Bản tiếng Việt của bản mô tả SC/GPHI,Yêu cầu bảo hộ và bản tóm tắt SC/GPHI,nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga;
  • Bản gốc của Giấy uỷ quyền,nếu trong đơn đã có bản sao;
  • Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm,kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
Bản mô tả SC/GPHI phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ. Trong bản mô tả phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó,bất kỳ người nào có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó.
Bản mô tả SC/GPHI phải làm rõ tính mới,trình độ sáng tạo (nếu đối tượng cần được bảo hộ là sáng chế) và khả năng áp dụng của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ.
Bản mô tả SC/GPHI phải bao gồm các nội dung sau đây:
  • Chỉ số Phân loại Sáng chế Quốc tế (Chỉ số PSQ);
  • Tên gọi của giải pháp kỹ thuật;
  • Lĩnh vực kỹ thuật trong đó giải pháp kỹ thuật được sử dụng hoặc liên quan;
  • Tình trạng kỹ thuật thuộc lĩnh vực nói trên tại thời điểm nộp đơn (các giải pháp kỹ thuật đã biết);
  • Bản chất của giải pháp kỹ thuật;
  • Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);
  • Ví dụ thực hiện giải pháp kỹ thuật;
  • Những lợi ích có thể đạt được (hiệu quả của giải pháp kỹ thuật).
Yêu cầu bảo hộ nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ đối với sáng chế/giải pháp hữu ích. Yêu cầu bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn,rõ ràng,phù hợp với phần mô tả và hình vẽ,trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ.
Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích để công bố một cách vắn tắt bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích. Bản tóm tắt SC/GPHI phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của giải pháp kỹ thuật nhằm mục đích thông tin.
 
5. Cách lập Bản mô tả và Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích
 
- Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích (Bản mô tả) cần phải có các nội dung sau:
  1. Tên sáng chế/giải pháp hữu ích;
  2. Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập;
  3. Tình trạng kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích;
  4. Mô tả bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích;
  5. Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo,nếu có;
  6. Ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích,nếu cần;
  7. Yêu cầu bảo hộ.
a. Tên sáng chế/giải pháp hữu ích:
 
Tên sáng chế/giải pháp hữu ích phải ngắn gọn,rõ ràng,thể hiện vắn tắt dạng đối tượng,chức năng hoặc lĩnh vực kỹ thuật và bản chất của đối tượng đó và phải phù hợp với bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích như được thể hiện chi tiết ở phần “Mô tả bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích” của
Bản mô tả.
 
 
b. Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập
 
Phải chỉ ra lĩnh vực kỹ thuật mà sáng chế/giải pháp hữu ích được sử dụng hoặc liên quan tới.
 
 
c. Tình trạng kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích
 
Phải nêu các thông tin về các giải pháp kỹ thuật đã biết tính đến ngày ưu tiên của Đơn tương tự (có cùng mục đích hoặc cùng giải quyết một vấn đề kỹ thuật) với sáng chế/giải pháp hữu ích nêu trong Đơn. Trên cơ sở các giải pháp đã biết đó,cần chỉ ra giải pháp có bản chất kỹ thuật gần giống nhất với sáng chế/giải pháp hữu ích nêu trong Đơn,mô tả tóm tắt bản chất giải pháp này và nêu các hạn chế,thiếu sót của giải pháp đó trong việc giải quyết vấn đề kỹ thuật hoặc đạt được mục đích mà sáng chế/giải pháp hữu ích nêu trong Đơn đề cập tới.
Nguồn của các thông tin nói trên phải được chỉ dẫn rõ ràng. Nếu không có thông tin về tình trạng kỹ thuật thì phải ghi rõ điều đó.
 
 
d. Mô tả bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích
 
Phần mô tả được mở đầu bằng đoạn trình bày mục đích mà sáng chế/giải pháp hữu ích cần đạt được hoặc vấn đề kỹ thuật mà sáng chế/giải pháp hữu ích cần phải giải quyết nhằm khắc phục các hạn chế,thiếu sót của giải pháp gần giống nhất đã biết nêu ở phần “Tình trạng kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích”.

Tiếp theo là mô tả các dấu hiệu cấu thành sáng chế/giải pháp hữu ích. Đặc biệt phải trình bày các dấu hiệu mới của sáng chế/giải pháp hữu ích so với giải pháp kỹ thuật gần giống nhất nêu ở phần “Tình trạng kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích”.

Các loại dấu hiệu có thể được sử dụng để mô tả phụ thuộc vào dạng sáng chế/giải pháp hữu ích:
  • Các dấu hiệu để mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích dạng cơ cấu có thể là:
    • (i) chi tiết,cụm chi tiết và chức năng của chúng;
    • (ii) hình dạng của chi tiết,cụm chi tiết;
    • (iii) vật liệu làm chi tiết,cụm chi tiết;
    • (iv) kích thước của chi tiết,cụm chi tiết;
    • (v) tương quan vị trí giữa các chi tiết,cụm chi tiết;
    • (vi) cách liên kết các chi tiết,cụm chi tiết.
  • Các dấu hiệu để mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích dạng chất rất khác nhau phụ thuộc vào cách thu được chất đó. Nhưng nói chung,các dấu hiệu của chất có thể là:
    • (i) các hợp phần tạo nên chất;
    • (ii) tỷ lệ các hợp phần;
    • (iii) công thức cấu trúc phân tử;
    • (iv) đặc tính hoá lý,v.v..
  • Các dấu hiệu để mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích dạng phương pháp có thể là:
    • (i) các công đoạn;
    • (ii) trình tự thực hiện các công đoạn;
    • (iii) các điều kiện kỹ thuật (nhiệt độ,áp suất,thời gian,chất xúc tác,v.v.) để thực hiện các công đoạn
    • (iv) phương tiện/thiết bị để thực hiện các công đoạn…
e. Mô tả vắn tắt các hình vẽ
 
Nếu trong Bản mô tả có hình vẽ nhằm làm rõ bản chất sáng chế/giải pháp hữu ích thì phải có danh mục các hình vẽ và giải thích vắn tắt từng hình vẽ.
 
 
Mô tả chi tiết sáng chế/giải pháp hữu ích
 
 
Tuỳ thuộc vào dạng sáng chế/giải pháp hữu ích:
  • Đối với cơ cấu: trước hết phải mô tả theo kết cấu (cơ cấu ở trạng thái tĩnh) có dựa vào các số chỉ dẫn có trên các hình vẽ,tức là phải trình bày tỷ mỷ các đặc điểm kết cấu. Sau đó,phải mô tả sự hoạt động của cơ cấu đó,tức là trình tự làm việc của nó,hoặc sự tương tác của các chi tiết,cụm chi tiết cấu thành nó.
  • Đối với phương pháp: Trước hết phải mô tả trình tự thực hiện các công đoạn (nguyên công/bước),điều kiện cụ thể để thực hiện công đoạn (nếu có).
  • Đối với chất: Tuỳ thuộc vào loại chất,phải mô tả các dấu hiệu đặc trưng của nó như công thức hoá học,các thành phần,v.v...Và mô tả tỷ mỷ từng đặc điểm của chúng sao cho có thể hiểu rõ và nhận biết được chúng.
  • Đối với vật liệu sinh học: Nếu vật liệu sinh học không thể mô tả được thì cần chỉ ra các dữ liệu về việc lưu giữ và nguồn gốc của nó,dữ liệu về thành phần định tính và định lượng của môi trường tạo ra nó,hoặc danh mục trình tự,v.v...
  • Đối với dạng sử dụng: Mô tả chi tiết cách sử dụng đối tượng đó sao cho bất kỳ người nào quan tâm đều có thể sử dụng được với kết quả như người nộp đơn dự định.
f. Ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích
 
Trong phần này cần chỉ ra một hoặc một vài ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích để chứng minh khả năng áp dụng của sáng chế/giải pháp hữu ích.
 
 
i. Hiệu quả đạt được

Trong phần này nên đưa ra các hiệu quả kỹ thuật-kinh tế của sáng chế/giải pháp hữu ích để chứng minh ưu điểm của nó so với giải pháp kỹ thuật đã biết.
Hình vẽ phải được thể hiện theo các quy định về vẽ kỹ thuật.
j. Yêu cầu bảo hộ:
  • Chức năng của Yêu cầu bảo hộ là dùng để xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ của sáng chế/giải pháp hữu ích.
  • Yêu cầu bảo hộ phải:
    • (i) phù hợp với Bản mô tả và Hình vẽ;
    • (ii) chứa các dấu hiệu cơ bản của sáng chế/giải pháp hữu ích đủ để đạt được mục đích hoặc giải quyết nhiệm vụ đặt ra;
    • (iii) không chứa các chỉ dẫn liên quan đến Bản mô tả và Hình vẽ;
    • (iv) không được chứa hình vẽ;
    • (v) mỗi điểm độc lập của Yêu cầu bảo hộ chỉ được đề cập tới một đối tượng yêu cầu bảo hộ.
  • Cấu trúc của Yêu cầu bảo hộ
    Yêu cầu bảo hộ có thể có một hay nhiều điểm độc lập (tương ứng với số lượng sáng chế/giải pháp hữu ích trong Đơn),mỗi điểm độc lập có thể có các điểm phụ thuộc.
    Mỗi điểm độc lập của Yêu cầu bảo hộ chứa đầy đủ các dấu hiệu cơ bản cần và đủ để xác định phạm vi bảo hộ của một sáng chế/giải pháp hữu ích.
    Điểm phụ thuộc viện dẫn đến điểm độc lập mà nó phụ thuộc vào,tức là chứa tất cả các dấu hiệu của điểm đó và còn chứa thêm các dấu hiệu bổ sung nhằm cụ thể hoá hoặc phát triển các dấu hiệu nêu trong điểm độc lập.
  • Cách lập Yêu cầu bảo hộ:
    Mỗi điểm độc lập trong yêu cầu bảo hộ cần phải được viết thành một câu và nên (nhưng không bắt buộc) gồm hai phần:

    phần thứ nhất,gọi là phần giới hạn,gồm tên đối tượng và các dấu hiệu cần để xác định sáng chế/giải pháp hữu ích và trùng với các dấu hiệu của đối tượng đã biết nêu ở phần tình trạng kỹ thuật;

    phần thứ hai,gọi là phần khác biệt,bắt đầu bằng các từ “khác biệt ở chỗ” hoặc “đặc trưng ở chỗ” hoặc các từ tương đương khác và chỉ ra các dấu hiệu khác biệt của sáng chế/giải pháp hữu ích mà các dấu hiệu này khi kết hợp với các dấu hiệu đã biết ở phần giới hạn tạo nên sáng chế/giải pháp hữu ích.
- Bản tóm tắt là phần trình bày ngắn gọn (không quá 150 từ) về bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích đã được bộc lộ trong Bản mô tả,Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ nhằm cung cấp các thông tin tóm tắt về sáng chế/giải pháp hữu ích. Bản tóm tắt có thể được minh hoạ bằng hình vẽ đặc trưng.
 
 6. Thực hiện việc nộp đơn
 
- Đơn đăng ký được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ tại địa chỉ :
Cục Sở hữu trí tuệ,386 Nguyễn Trãi Hà Nội
Các khoản phí,lệ phí nộp đơn
- Để đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích,người nộp đơn phải nộp các khoản phí và lệ phí bao gồm các khoản sau:
  • Lệ phí nộp đơn
  • Nếu Bản mô tả có trên 5 trang thì từ trang thứ 6 trở đi,phải nộp thêm 10.000 đ/trang.
  • Lệ phí công bố đơn: 150.000đ
  • Nếu Đơn có nhiều hình vẽ,thì từ hình vẽ thứ hai trở đi phải nộp thêm 50.000 đ/hình vẽ
  • Lệ phí xét nghiệm nội dung: 350.000 đ/đối tượng
  • Lệ phí đăng bạ,cấp Bằng độc quyền: 200.000đ/đối tượng
  • Lệ phí công bố Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích: như lệ phí công bố đơn
  • Lệ phí duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích: Lệ phí duy trì hiệu lực được nộp theo từng năm một với mức tăng dần,ví dụ: năm thứ 1 và năm thứ 2 là 250.000đ/năm; năm thứ 3 và năm thứ 4 là 400.000đ/năm; v.v...
 7. Quá trình xét nghiệm đơn
Nhận đơn
Xét nghiệm hình thức
  • Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ đối với Sáng chế,Giải pháp hữu ích đều phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không. Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ,thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ,số đơn hợp lệ,ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.
  • Các yêu cầu của đơn hợp lệ gồm có: Các yêu cầu chung,các yêu cầu cụ thể về hình thức và yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu công nghiệp.
  • Thời hạn xét nghiệm hình thức là 01 tháng kể từ ngày đơn đến Cục Sở hữu Trí tuệ.
Lưu đồ sơ lược về quá trình xét nghiệm hình thức
Công bố đơn

Các đơn sáng chế,giải pháp hữu ích đã được công nhận là đơn hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Công báo này được ấn hành hàng tháng. Bất cứ ai có nhu cầu đều có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp bản in Công báo và bản mô tả sáng chế,giải pháp hữu ích có liên quan và phải trả tiền mua Công báo và/hoặc phí sao chụp bản mô tả SC/GPHI.
Xét nghiệm nội dung
  • Việc xét nghiệm nội dung chỉ được tiến hành khi có yêu cầu xét nghiệm nội dung của người nộp đơn hoặc của người thứ ba với điều kiện Yêu cầu xét nghiệm nội dung được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 42 tháng tính từ ngày ưu tiên của Đơn sáng chế và 36 tháng tính từ ngày ưu tiên của Đơn giải pháp hữu ích. Quá thời hạn trên,nếu không có Yêu cầu xét nghiệm nội dung,thì Đơn coi như không nộp. Người yêu cầu xét nghiệm nội dung phải nộp lệ phí theo quy định.
  • Mục đích của việc xét nghiệm nội dung đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ là để xác định đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định hay không.
Lưu đồ sơ lược về quá trình xét nghiệm nội dung
Cấp Văn Bằng bảo hộ/Đăng bạ
  • Căn cứ vào kết quả xét nghiệm nội dung,nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ,thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho Người nộp đơn kết quả xét nghiệm và yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ,lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ,lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ và lệ phí duy trì hiệu lực năm thứ nhất và năm thứ hai .
  • Nếu Người nộp đơn nộp các lệ phí nêu trên,thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho Người nộp đơn,đăng bạ và công bố Văn bằng bảo hộ. Nếu Người nộp đơn không nộp lệ phí theo yêu cầu,thì đơn coi như bị rút bỏ.
8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cấp Văn bằng bảo hộ
Người có quyền khiếu nại:
  • Người nộp đơn có quyền khiếu nại việc từ chối chấp nhận đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ,từ chối cấp Văn bằng bảo hộ;
  • Người yêu cầu xét nghiệm nội dung đơn sáng chế,giải pháp hữu ích có quyền khiếu nại quyết định cấp cấp Văn bằng bảo hộ và không phải nộp lệ phí khiếu nại.
  • Bất người thứ ba nào cũng có quyền khiếu nại quyết định cấp Văn bằng và phải nộp lệ phí khiếu nại theo quy định.
Thủ tục khiếu nại:
  • Nội dung khiếu nại phải được thể hiện thành văn bản,trong đó phải nêu rõ họ,tên và địa chỉ của người khiếu nại; số,ngày ký,nội dung Quyết định hoặc Thông báo bị khiếu nại; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan; tên đối tượng cần được bảo hộ nêu trong đơn; nội dung,lý lẽ,dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc huỷ bỏ Quyết định hoặc kết luận liên quan;
  • Đơn khiếu nại phải được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 01 tháng tính từ ngày ra Quyết định hoặc Thông báo.
    Đơn khiếu nại nộp sau thời hạn nêu trên không được xem xét.
  • Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được khiếu nại,Cục Sở hữu trí tuệ phải có ý kiến trả lời bằng văn bản cho Người khiếu nại.
  • Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ,Người khiếu nại có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Trường hợp khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại,Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho Người khiếu nại./.

---------------------

 

Chúng tôi rất mong nhận tiếp tục nhận được sự tín nhiệm của Quý khách hàng, mọi vướng mắc về vấn đề pháp lý, Quý vị đừng ngần ngại và hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn miễn phí.

Trân trọng!

 BACHVIET - CONSUTANTS, LAWYERS

No.806 - N2B - Trung hoa Nhan Chinh - Cau Giay - Ha Noi

Tel: (04)6.680.61.66 - (04).3.556.04.47 - Fax: 04.35560447

Hotline: 0903.49.86.95 – 0913.82.69.15

Email: luatsu@luatbachviet.vn  -  www.luatbachviet.vn

BACHVIET CONSULTANTS,

Address: 11 - Lo 11B - Trung Hoa - Cau Giay - HN

Tel:(024)6.680.61.66 - (024)3.556.04.47 Fax: (024)3.556.04.47

E-mail : luatsu@luatbachviet.vn